MẪU HỢP ĐỒNG THUÊ MẶT BẰNG CẬP NHẬT NĂM 2023

 Hợp đồng thuê mặt bằng hiện nay rất thông dụng, vì nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh của người dân không ngừng tăng. Qua bài viết sau, datnenlongan.asia xin cung cấp mẫu hợp đồng thuê mặt bằng ngắn gọn và cập nhật mới nhất.

Hợp Đồng Thuê Mặt Bằng Là Gì?

Đối với bất kì hình thức kinh doanh BĐS nào, chúng ta cần có những bản hợp đồng rõ ràng cụ thể để tránh rủi ro, bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Mua bán căn hộ chung cư, chúng ta có Hợp đồng mua bán nhà chung cư; khi thuê nhà thì có Hợp đồng thuê nhà và Hợp đồng thanh lý thuê nhà;….
Hợp đồng thuê mặt bằng đơn giản là loại văn bản thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê. Cụ thể, thông qua bản hợp đồng, bên cho thuê sẽ giao mặt bằng cho bên thuê để họ sử dụng trong một thời hạn nhất định, ngược lại bên thuê lại sẽ được phép sử dụng mặt bằng và phải trả tiền thuê theo đúng thỏa thuận đã nêu trong bản hợp đồng.
Theo quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2015, hợp đồng cho thuê mặt bằng, cho thuê, sang nhượng cửa hàng là hợp đồng song vụ và cũng là hợp đồng thuê tài sản. Tại các Điều 472 đến Điều 482 có nêu rõ, hợp đồng bao gồm: vị trí của mặt bằng, thời hạn thuê mặt bằng, giá thuê mặt bằng bao nhiêu, giao tài sản, quyền và nghĩa vụ của các bên được ghi rõ trong hợp đồng thuê,…
Hợp đồng thuê mặt bằng chính là loại hợp đồng mang bản chất của HĐ thuê tài sản

Mẫu Hợp Đồng Thuê Mặt Bằng Cập Nhật Mới Nhất

Theo luật kinh doanh bất động sản, đối với bất kì hình thức kinh doanh BĐS nào, chúng ta đều phải làm bản hợp đồng rõ ràng, để tránh những rủi ro và tranh chấp, bên cạnh đó bảo vệ quyền lợi của chính người cho thuê và người đi thuê.
Hợp đồng thuê mặt bằng cũng là một trong những văn bản nhất định phải có khi có nhu cầu thuê mặt bằng. Để đảm bảo văn bản này đúng chuẩn, mời bạn tham khảo mẫu hợp đồng thuê mặt bằng dưới đây.
Hợp đồng thuê mặt bằng là một trong những văn bản nhất định phải có khi thực hiện việc thuê mặt bằng

Sau đây là mẫu Hợp đồng thuê mặt bằng chi tiết nhất, mời bạn tham khảo:

1. Quyền Và Ngĩa Vụ Của Các Bên Trong Hợp Đồng

1.1/ Quyền của bên cho thuê

Bên thuê trong hợp đồng sẽ có các quyền lợi sau:
  • Yêu cầu bên thuê nhận lại mặt bằng theo thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Yêu cầu bên thuê phải thanh toán đủ tiền theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Yêu cầu bên thuê phải bảo quản, sử dụng mặt bằng đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc phải sửa chữa phần hư hỏng do lỗi bên thuê gây ra.
  • Cải tạo, nâng cấp mặt bằng khi được bên thuê đồng ý nhưng không gây ảnh hưởng đến bên thuê.
  • Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên thuê có hành vi sau đây: a) Thanh toán tiền thuê chậm từ 03 tháng trở lên mà không được bên cho thuê chấp thuận; b) Sử dụng mặt bằng thuê không đúng mục đích; c) Cố ý gây hư hỏng mặt bằng; d) Sửa chữa, nâng cấp, đổi hoặc cho thuê lại mặt bằng khi bên cho thuê không đồng ý bằng văn bản.
  • Yêu cầu bên thuê giao lại mặt bằng khi hết thời hạn thuê; nếu hợp đồng không quy định về thời hạn thuê thì người cho thuê chỉ được lấy lại mặt bằng sau khi đã thông báo trước 6 tháng cho bên thuê.
  • Các quyền khác trong hợp đồng.

1.2/ Nghĩa vụ của bên cho thuê

Về nghĩa vụ của bên cho thuê trong hợp đồng, được quy định như sau:
  • Giao mặt bằng cho bên thuê theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng và có hướng dẫn bên đi thuê sử dụng mặt bằng theo đúng công năng và thiết kế.
  • Bảo đảm cho bên thuê được sử dụng mặt bằng ổn định trong thời hạn thuê.
  • Bảo trì và sửa chữa mặt bằng theo định kỳ hoặc có thể theo thỏa thuận; nếu bên cho thuê không tiến hành bảo trì, mà thiệt hại cho bên thuê thì sẽ phải bồi thường.
  • Không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên thuê đã thực hiện đúng nghĩa vụ của hợp đồng, trừ trường hợp được bên thuê mặt bằng đồng ý chấm dứt hợp đồng.
  • Bồi thường mọi thiệt hại do lỗi mình gây ra.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
  • Các nghĩa vụ khác được ghi trong hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê mặt bằng như thế nào?



1.3/ Quyền của bên thuê

Đối với bên thuê sẽ có những quyền lợi như sau:
  • Yêu cầu bên cho thuê giao lại mặt bằng theo đúng thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
  • Yêu cầu bên cho thuê mặt bằng cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực về mặt bằng đó.
  • Được đổi mặt bằng đang thuê nếu được bên cho thuê đồng ý bằng hình thức viết văn bản.
  • Được phép cho thuê lại một phần hoặc cho thuê toàn bộ mặt bằng nếu trước đó có thảo thuận trong hợp đồng hoặc được sự cho phép của bên cho bên.
  • Được tiếp tục thuê theo điều kiện đã thỏa thuận trước với bên cho thuê trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu.
  • Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa hư hỏng không phải do lỗi mình gây ra.
  • Yêu cầu bên cho thuê bồ thường những thiệt hại do lỗi của bên cho thuê đã gây ra.
  • Bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nếu bên cho thuê: a) Không sửa chữa khi mặt bằng không bảo đảm an toàn; b) Tăng giá thuê bất hợp lý; c) Quyền sử dụng mặt bằng bị hạn chế do lợi ích của một người thứ ba. Trường hợp này phải báo cho bên kia trước 01 tháng nếu như không có thỏa thuận khác.
  • Các quyền khác ghi trong hợp đồng.

1.4/ Nghĩa vụ của bên thuê

Theo quy định, bên thuê có các nghĩa vụ là:
  • Bảo quản, sử dụng mặt bằng đúng công năng, thiết kế và thỏa thuận ghi trong hợp đồng.
  • Thanh toán đủ tiền thuê theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Sửa chữa hư hỏng của mặt bằng do lỗi của mình gây ra.
  • Trả lại mặt bằng cho bên thuê theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Không được thay đổi, cải tạo, phá dỡ mặt bằng nếu không có sự đồng ý của bên cho thuê.
  • Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.

Pháp luật quy định thế nào về hợp đồng thuê mặt bằng?

Những quy định của pháp luật khi thuê mặt bằng



1. Giá thuê và thời hạn thuê

Theo Điều 473, 474 của Bộ luật Dân sự, giá thuê mặt bằng sẽ do 2 bên thỏa thuận hoặc do một bên thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp bộ luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận hoặc là thỏa thuận không được rõ ràng, thì giá thuê sẽ được xác định theo giá thị trường tại chính địa điểm và thời điểm giao kết về hợp đồng thuê.
Thời hạn thuê do bên thuê và cho thuê thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì sẽ được xác định theo mục đích thuê.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời gian thuê và thời hạn thuê cũng không thể xác định theo mục đích thuê, thì mỗi bên có quyền được chấm dứt hợp đồng bất kỳ lúc nào, tuy nhiên phải thông báo cho bên còn lại trước một khoảng thời gian hợp lý.

2. Người thuê có được cho thuê lại?

Bên thuê bất động sản có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.

3. Hợp đồng thuê mặt bằng chấm dứt khi nào?

  • Khi hợp đồng thuê mặt bằng hết hạn; trường hợp trong hợp đồng đó không xác định thời hạn thuê, thì hợp đồng sẽ chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê có thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên thuê biết
  • Hai bên thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng;
  • Mặt bằng cho thuê đó không còn;
  • Bên thuê mặt bằng chết hoặc có tuyên bố mất tích từ Tòa án, trong khi chết hoặc mất tích không có ai đang sống cùng;
  • Mặt bằng bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc mặt bằng thuộc khu vực bị thu hồi đất, giải tỏa hoặc mặt bằng cho thuê đó thuộc diện bị Nhà nước trưng dụng để sử dụng vào mục đích khác.
  • Bên cho thuê phải thông báo chấm dứt hợp đồng bằng văn bản trước 30 ngày cho bên thuê
  • Chấm dứt hợp đồng trong trường hợp đơn phương sẽ được thực hiện theo quy của pháp luật định tại Điều 30 Luật Kinh doanh BĐS 2014.
Trên đây, Datnengiatot.vn đã giới thiệu đến bạn mẫu Hợp đồng thuê mặt bằng mới nhất, cũng như một số vấn đề liên quan đến hợp đồng thuê mặt bằng. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến