MẪU HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC THUÊ NHÀ ĐƠN GIẢN CẬP NHẬT MỚI NHẤT

 

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà và cách phân loại

Trong các giao dịch dân sự quan trọng, có giá trị lớn, để đảm bảo hợp đồng sẽ được thực hiện theo đúng mong muốn thì trước khi chính thức ký kết hợp đồng, các bên thường tiến hành đặt cọc. Việc đặt cọc như vậy cũng nên được thể hiện rõ ràng trong một văn bản gọi là hợp đồng đặt cọc.
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là bản hợp đồng dân sự, được ký kết bởi bên cho thuê tài sản nhà đất và bên đi thuê. Hai bên cùng ký kết mẫu hợp đồng này đặt cọc thuê nhà xác nhận đảm bảo lợi ích và trách nhiệm theo đúng các điều khoản quy định. Khi bên thuê có nhu cầu thuê nhà nhưng chưa chuyển ngay đến nơi cho thuê mà muốn đặt cọc trước để giữ chỗ, việc đặt cọc và xác lập hợp đồng được thực hiện nhằm tránh trường hợp chủ nhà cho đối tượng khác thuê.
Ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là văn bản cần có khi thuê nhà trọ, phòng trọ.

Dựa theo mục đích và chức năng, hợp đồng đặt cọc được phân chia như sau:
  • Hợp đồng đặt cọc với mục đích đảm bảo giao kết hợp đồng thuê nhà, hợp đồng này sẽ kết thúc sau khi hai bên hoàn thành ký kết hợp đồng thuê nhà;
  • Với mục đích đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thuê nhà, hợp đồng đặt cọc sẽ phát huy giá trị đến khi các bên hoàn tất ký kết và hoàn thành hợp đồng thuê nhà;
  • Hợp đồng đặt cọc với mục đúc đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà, thoả thuận đặt cọc có hiệu lực từ lúc hai bên thực hiện đặt cọc đến lúc ký kết và hoàn thành hợp đồng thuê nhà.

Tại sao cần ký hết hợp đồng đặt cọc thuê nhà?

Thực tế, câu chuyện dùng thủ đoạn để lừa tiền cọc của người thuê nhà không phải hiếm gặp, đặc biệt tại các thành phố lớn có lượng người thuê đông như Hà Nội hay TP.HCM. Chẳng hạn như trường hợp của bạn Huỳnh Ngọc Thương (28 tuổi, đang làm việc tại Gò Vấp, TP.HCM) đã "sập bẫy" khi tìm thuê nhà nguyên căn Gò Vấp. Ngọc Thương kể, qua tham khảo các thông tin chủ nhà đăng tải trên mạng thì thấy phòng ốc sạch sẽ, giờ giấc tự do nên Thương khá ưng ý và liên hệ với chủ nhà để xem phòng. Khi cô xem phòng, chủ nhà nói tiền điện, nước và kết nối mạng hàng tháng khoảng 350.000 đồng/người và không phát sinh thêm bất cứ chi phí gì. Thấy chi phí khá "mềm" lại bị thúc giục đặt cọc vì có nhiều người cũng đến xem phòng đó nên Thương vội vàng chuyển 2 triệu đồng cho chủ nhà để đặt cọc vì sợ hết căn đẹp. Tuy nhiên, sau một tuần, Thương dọn đến ở thì nhận được một bản hợp đồng với nhiều điều khoản thoả thuận như: tiền giữ xe 100.000 đồng/tháng, thêm tiền vệ sinh, tiền camera an ninh, cộng với chi phí điện nước cũng lên tới 600.000 đồng/người/tháng. Tổng giá thuê lúc này bị đội lên gần 5 triệu đồng. Chủ nhà cũng đưa ra bản nội quy phòng trọ khắt khe với rất nhiều quy định vô lý như: về nhà trước 10 giờ, không được dẫn bạn bè về phòng… Quá bức xúc, Ngọc Thương quyết định không thuê nữa và đòi lại tiền cọc nhưng chủ nhà không đồng ý và cho biết sẽ không hoàn tiền cọc vì bất cứ lý do gì.
Rõ ràng, giao dịch thoả thuận bằng miệng, không có hợp đồng đặt cọc thường chứa đựng nhiều rủi ro với cả người cho thuê và người đi thuê. Hợp đồng đặt cọc thuê nhà cần được xác lập nhằm đảm bảo an toàn về tâm lý, tránh sự bội tín giữa cả bên khách thuê và bên cho thuê, đặc biệt khi bên thuê đã nộp tiền đặt cọc.
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà phải chịu sự điều chỉnh pháp lý của Bộ luật dân sự 2015, Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản. Văn bản hợp đồng đặt cọc minh bạch, rõ ràng sẽ giúp quá trình giao dịch cho thuê nhà diễn ra thuận lợi. Thông thường, mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà thường được thiết lập ngay khi khách thuê chưa dọn đến ở nhưng muốn giữ nhà và đảm bảo sẽ thuê, tránh trường hợp tổn thất cho chủ nhà cũng như tránh lỡ việc của khách thuê.
Ngoài ra, khi ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà, dù là nhà riêng hay chung cư, các bên cần kiểm tra chính xác thông tin các bên tham gia hợp đồng, chi tiết về nhà cho thuê, thời gian thuê nhà, giá trị mẫu hợp đồng cho thuê nhà. Đồng thời trong hợp đồng đặt cọc thuê nhà cũng cần ghi rõ phương thức thanh toán, tiền đặt cọc cho thuê nhà, quyền và nghĩa vụ các bên, thời gian hợp đồng cho thuê nhà có hiệu lực, điều khoản về đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà, các điều khoản thỏa thuận khác, ký tên hai bên.

Cách tạo mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà đơn giản

Như đã nói ở trên, mục đích của Hợp đồng đặt cọc được lập ra nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, do vậy trong hợp đồng cần quy định rõ các điều khoản, cách xử lý tài sản đặt cọc khi các bên vi phạm vấn đề giao kết đã nêu trong hợp đồng thuê nhà. Khi hợp đồng thuê nhà được giao kết và thực hiện, khoản tiền đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Trong trường hợp hợp đồng đặt cọc thuê chỉ nhằm mục đích giao kết hợp đồng thuê nhà, nếu bên cho thuê từ chối giao kết hoặc có hành vi cản trở việc giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm trả lại số tiền đặt cọc cho bên đặt cọc, đồng thời chịu một khoản phạt tương đương giá trị tài sản đặt cọc. Ngược lại, nếu bên đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng thì sẽ mất tiền cọc, tài sản đặt cọc khi đó thuộc về chủ nhà.
Tải về mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà đơn giản, hợp pháp 2022 tại đây.

Một mẫu hợp đồng đặt cọc cho thuê nhà đơn giản nhưng có đầy đủ thông tin quan trọng.

Khi soạn thảo hoặc xem xét hợp đồng đặt cọc thuê nhà, cần có đầy đủ các thông tin quan trọng sau:
  • Thông tin của bên thuê nhà (đặt cọc) và bên cho thuê (nhận cọc);
  • Mục đích đặt cọc: Để đảm bảo giao kết hợp đồng cho thuê, thực hiện hợp đồng cho thuê hay đảm bảo cả hai mục đích trên;
  • Thông tin về nhà đất cho thuê;
  • Chi tiết về giá trị tài sản dùng để đặt cọc;
  • Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán tiền đặt cọc;
  • Các thoả thuận về giá thuê nhà, thời hạn thuê nhà, phương thức và thời hạn thanh toán tiền thuê nhà;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng đặt cọc thuê nhà;
  • Cách xử lý tài sản đặt cọc trong trường hợp các bên đã hoàn thành xong quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng cho thuê nhà hoặc khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng;
  • Các điều khoản khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Nội dung của hợp đồng đặt cọc giữ chỗ thuê nhà càng được soạn thảo chi tiết, kỹ lưỡng càng đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của cả bên cho thuê và bên đi thuê. Do vậy, trước khi chính thức giao kết hợp đồng đặt cọc thuê nhà, các bên nên bàn bạc kỹ lưỡng với nhau.

Lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc cho thuê nhà

Các bên giao kết hợp đồng đặt cọc thuê nhà nên cân nhắc kỹ lưỡng các điều khoản và nội dung trong hợp đồng trước khi đi đến thoả thuận, ký kết. Nhằm đảm bảo quyền lợi của bản thân, các bên cần lưu ý một số điều sau trước khi làm hợp đồng đặt cọc thuê nhà:
  • Bộ luật Dân sự 2015 quy định, thỏa thuận đặt cọc thuê nhà có thể không dùng văn bản hoặc được thực hiện bằng văn bản, đồng thời không quy định hình thức xác nhận đặt cọc. Tuy nhiên, các bên vẫn nên soạn hợp đồng để có bằng chứng đảm bảo các thoả thuận được thực hiện.
  • Điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định, hợp đồng đặt cọc chỉ vô hiệu lực khi bên đặt cọc không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị cưỡng ép, lừa dối.
  • Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Công chứng 2014 và Luật Đất đai 2013 không có điều khoản nào quy định phải công chứng, chứng thực hợp đồng đặt cọc cho thuê nhà. Tuy nhiên, lời khuyên của chúng tôi là các bên nên công chứng hợp đồng để làm căn cứ xử lý khi xảy ra mâu thuẫn.
  • Trong hợp đồng đặt cọc, người soạn cần ghi rõ tài sản đặt cọc là gì, cách thức giải quyết tài sản đặt cọc khi hợp đồng đã được giao kết hoặc khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng…
  • Tiêu đề hợp đồng đặt cọc giữ chỗ thuê nhà không ghi “Giấy biên nhận giao tiền” mà phải ghi “Hợp đồng đặt cọc”. Bên từ chối thực hiện hợp đồng có trách nhiệm chịu phạt cọc nếu không giao kết hợp đồng đặt cọc, trừ khi có thoả thuận khác. Nếu các bên ký giấy biên nhận tiền nhưng nội dung không ghi là đặt cọc thì người vi phạm sẽ không bị phạt cọc nếu không có thoả thuận đi kèm.
  • Bên cạnh đó, các bên tham gia hợp đồng đặt cọc thuê nhà cần lưu ý đến thông tin của các bên, tài sản đặt cọc, thông tin về nhà đất cho thuê, giá cho thuê, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến