MẪU HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ CẬP NHẬT

Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Bán Căn Hộ Chung Cư Là Gì?

Mua bán căn hộ chung cư là giao dịch có giá trị lớn nên việc xác lập hợp đồng đặt cọc mang ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể, hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư là một dạng pháp lý liên quan đến số tiền đặt cọc bên mua đã giao cho bên bán, số tiền cần bàn giao trong giai đoạn tiếp theo. Điều quan trọng nhất ở hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua căn hộ này với các nội dung trong hợp đồng đã ký. Bên vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt cọc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể:
  • Nếu bên bán không bán cho bên mua sẽ bị phạt bằng 100% giá trị tiền đã nhận cọc;
  • Nếu bên mua không mua căn hộ thì sẽ bị mất tiền đặt cọc này cho bên bán.
Chẳng hạn, bà A nhận 50 triệu tiền đặt cọc để mua một căn hộ chung cư tại Quận 1 TP.HCM cho bà B. Nếu đến thời hạn ký hợp đồng, bà A không muốn bán nữa thì sẽ phải trả cho bà B 100 triệu đồng, trong đó có 50 triệu tiền đặt cọc và 50 triệu tiền phạt cọc. Ngược lại, nếu đến thời hạn ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư tại văn phòng công chứng mà bà B đổi ý không muốn mua nữa thì bà B mất 50 triệu tiền đặt cọc.
hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư

Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng mua bán nhà chung cư.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư là sự thỏa thuận giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc, theo đó, bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc tài sản đặt cọc trong một thời hạn nhằm đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán nhà chung cư. Chính vì thế, khi mua bán căn hộ chung cư, các bên thường ký hợp đồng đặt cọc để cam kết sẽ thực hiện việc mua bán căn hộ trong tương lai. Dưới đây, Datnengiatot.vn giới thiệu những nội dung cơ bản của hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư để các bên có thể soạn thảo đảm bảo tính hợp pháp.

Nội Dung Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Bán Căn Hộ Chung Cư

Khi soạn thảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư, cần đảm bảo có đầy đủ các thông tin theo Khoản 2 điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
  • Thông tin người đặt cọc (bên mua) và người nhận đặt cọc (bên bán), bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, CMND/CCCD, địa chỉ, hộ khẩu thường trú…;
  • Thông tin về đối tượng giao dịch (căn hộ chung cư: diện tích, tình trạng nhà bao gồm kết cấu nhà, trang thiết bị, tiến độ xây dưng…);
  • Mô tả chi tiết về tài sản đặt cọc (tiền mặt, kim khí quý, đá quý hay vậ có giá trị khác). Với tài sản là bất động sản thì cần tuân theo quy định của pháp luật về đặt cọc; nếu đối tượng của hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư là tiền thì cần phâ biệt rõ tiền trả trước và tiền đặt cọc;
  • Cần ghi cụ thể thời gian thực hiện giấy tờ thủ tục pháp lý tiếp theo;
  • Thỏa thuận rõ về các khoản phí, thuế hay đền cọc;
  • Các đợt thanh toán tiền tiếp theo, phương thức thanh toán;
  • Điều khoản chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng;
  • Hai bên ký nhân, kết thúc giai đoạn đặ cọc để chuyển qua giai đoạn ký kết hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.
Tải về hợp đồng đặt cọc căn hộ chung cư tại đây.

Lưu Ý Khi Soạn Thảo Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Bán Căn Hộ Chung Cư

Cần quy định cụ thể về thời hạn của hợp đồng đặt cọc

Các bên cần xác định rõ trong bao lâu thì sẽ kết thúc thời hạn hợp đồng đặt cọc để tiến hành thủ tục ký hợp đồng mua bán nhà đất. Tránh quy định chung chung khoảng thời gian mà cần đưa ra mốc thời gian cụ thể cuối cùng các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu nhà.
Chẳng hạn: Hợp đồng đặt cọc này có thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày ký. Hợp đồng có thể được gia hạn 1 lần nhưng không được quá 10 ngày làm việc.

Chủ thể nhận đặt cọc phải là người có quyền hợp pháp với tài sản

Tại Việt Nam, việc đồng sở hữu tài sản khá phổ biến nên việc xác định rõ chủ thể nhận đặt cọc phải là người có quyền hợp pháp với tài sản rất quan trọng.
Chẳng hạn, khi mua một căn hộ mà căn hộ đó do cả hai vợ chồng đứng tên thì cần ký hợp đồng đặt cọc với cả hai vợ chồng để tránh trường hợp hợp đồng bị vô hiệu một phần khi người kia (người không ký vào hợp đồng đặt cọc không đồng ý bán căn hộ).

Về phương thức thanh toán

Sau khi ký hợp đồng, nên chuyển khoản tiền đặt cọc vào tài khoản của người nhận đặt cọc. Nếu không thì cần làm thêm biên bản giao nhận tiền hoặc yêu cầu bên nhận cọc viết tay vào cuối hợp đồng đặt cọc là: “Tôi đã nhận đủ số tiền đặt cọc theo hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư” và ký tên.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến