LNC LÀ ĐẤT GÌ? - 3 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐẦU TƯ ĐẤT LNC TẠI VIỆT NĂM

  Nhiều người không biết ký hiệu LNC là đất gì khi tra cứu bản đồ quy hoạch đất đai. Nếu bạn cũng có chung thắc mắc này thì đừng bỏ qua bài viết. Ngoài việc đề cập đến khái niệm đất LNC là gì, bạn sẽ nắm bắt được những quy định pháp luật mới nhất liên quan đến loại đất này.

1. LNC Là Đất Gì?

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư với nội dung thống kê hiện trạng cũng như phân loại đất, trong đó bao gồm quy định với đất LNC. Vậy đất LNC là đất gì?
Đất LNC là loại đất trồng cây công nghiệp lâu năm mà sản phẩm thu về muốn sử dụng phải qua chế biến, chẳng hạn như các loại cây: chè, cao su, hồ tiêu, cà phê, dừa,… Như vậy, đất trồng các loại cây cho sản phẩm là gỗ phục vụ sản xuất công nghiệp sẽ không thuộc nhóm đất LNC.
Đất trồng cây cao su thuộc nhóm đất LNC

Đất LNC có một số đặc điểm có thể kể đến, đó là:
  • Là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.
  • Được nhà nước giao cho các đối tượng, chẳng hạn: doanh nghiệp, hộ gia đình hay cá nhân.
  • Hạn sử dụng chỉ trong một thời gian nhất định.
  • Việc chuyển đổi mục đích hay chuyển nhượng quyền sử dụng có thể được thực hiện khi đáp ứng các quy định, yêu cầu chung của pháp luật.
Ký hiệu LNC là đất gì trên đây được Batdongsan.com.vn tổng hợp lại từ thông tư 08/2007/TT-BTNMT ban hành năm 2007 bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường. Độc giả có thể tham khảo thêm để hiểu rõ hơn đất LNC là gì cũng như cách thống kê, kiểm kê đất đai, hiện trạng sử dụng đất và xây dựng bản đồ đất đai.
Xem thêm:

2. Vai Trò Của Đất LNC

Tìm hiểu về khái niệm đất LNC là đất gì, chúng ta có thể rất dễ dàng hình dung được vai trò của loại đất này đối với nền kinh tế của đất nước.
Có thể nói, sản phẩm của các loại cây công nghiệp lâu năm này có giá trị lớn đối với nền kinh tế nước ta. Đặc biệt, nhiều loại trong số chúng trong nhiều năm đã là nguồn xuất khẩu chủ đạo và góp phần khẳng định thương hiệu của Việt Nam trên thế giới, chẳng hạn: cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè, dừa,…
Không những thế, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của nước ta, loại đất này có nhiều điều kiện để phát huy tối đa tác dụng và vai trò trong việc thúc đẩy cây lâu năm phát triển mạnh mẽ, cho năng suất lớn cũng như chất lượng cao.
Cây trồng trên đất LNC mang tới giá trị lớn về kinh tế

3. Một Số Quy Định Chung Về Đất LNC

Ngoài việc tìm hiểu về định nghĩa đất LNC là gì, bạn cũng cần cập nhật những quy định chung về đất LNC.
Theo đó, để đất LNC có thể được sử dụng một cách hiệu quả, mang lại năng suất cao, cả cơ quan quản lý lẫn người được giao quyền sử dụng đều được quy trách nhiệm cụ thể.

Cơ quan quản lý đất

  • Kiểm tra, giám sát xem các hộ, tổ chức, cá nhân được giao quyền có sử dụng đúng mục đích, hiệu quả hay không.
  • Nghiên cứu hoặc đề xuất, chuyển giao những cách làm mới, tiến bộ khoa học công nghệ để người được giao đất có thể áp dụng, thực hiện nhằm quản lý, trồng cũng như chăm sóc đất, cây trên đất.
  • Tuyên truyền để người dân hiểu vai trò của đất, cách sử dụng sao cho hợp lý, đúng mục đích nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển và đời sống của người dân được nâng cao.
  • Giúp đỡ, can thiệp, hướng dẫn, cải tạo để phục hồi đất bị thoái hóa hoặc chưa sử dụng đúng như mục đích.
  • Tiến hành giải quyết bất kỳ một hành vi nào của cá nhân hoặc tổ chức vi phạm các quy định, việc sử dụng hoặc các nội dung khác có liên quan tới đất đai.
Hướng dẫn, giúp đỡ người dân sử dụng đất hiệu quả cũng là trách nhiệm của cơ quan quản lý


Với những cá nhân, tổ chức sử dụng đất

  • Khi được giao đất, cần chấp hành nghiêm hướng dẫn của cơ quan nhà nước về trồng cây lâu năm, bảo vệ đất đai cùng các quy định khác.
  • Đảm bảo việc chấp hành nghĩa vụ về tài chính đối với đất được giao.
  • Tuyệt đối không vì lợi ích bất chính mà có các hành động gây tổn hại tới chất lượng đất.
  • Khi có nhu cầu được chuyển nhượng, cho thuê, phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật.
  • Trong các trường hợp hết hạn sử dụng hoặc nhà nước có quyết định thu hồi ngay cả khi còn hạn, cần nghiêm chỉnh bàn giao.

4. Câu Hỏi Thường Gặp Về Đất LNC – Đất Trồng Cây Công Nghiệp Lâu Năm

Ngoài băn khoăn LNC là đất gì, còn một số nội dung khác bạn có thể gặp đối với loại đất này, đó là:

Thời hạn sử dụng đất LNC là bao lâu?

Theo các nội dung quy định trong Luật Đất đai năm 2013, thời hạn được giao, công nhận quyền sử dụng đất trồng cây công nghiệp lâu năm đối với hộ gia đình hay cá nhân là không vượt quá 50 năm. Đây là thời gian đủ dài để lập kế hoạch nhằm tận dụng, phát huy hiệu quả tối đa của đất.

Có được xây nhà trên đất LNC không?

Về mục đích sử dụng của từng loại đất đai cũng được quy định rõ trong Luật Đất đai 2013. Vì thế, với câu hỏi đất LNC có xây nhà được không thì câu trả lời là không. Nếu bạn cố tình thực hiện hoạt động này là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý.
Tuy nhiên, nếu thực sự có nhu cầu, bạn có thể xin phép nhà nước cho được chuyển đổi mục đích sử dụng. Việc chuyển đổi đất LNC sang đất ở có thực hiện được hay không còn tùy từng trường hợp cũng như điều kiện, kế hoạch sử dụng đất cụ thể của từng địa phương.

Đất LNC giống đất CLN không?

Định nghĩa đất LNC là đất gì đã được làm rõ, đây là ký hiệu của đất trồng cây công nghiệp lâu năm. Trong khi đó, ký hiệu đất CLN là đất trồng cây lâu năm. Như vậy, đây là hai mã đất khác nhau, nhưng đất LNC là một trong số loại đất thuộc nhóm đất CLN.
Độc giả có thể xem bảng ký hiệu các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp được quy định cụ thể tại Phụ lục 01 thông tư 55/2013/TT-BTNMT như sau:
Số thứ tự                    Loại đất                                                            Mã
I.1                               Đất sản xuất nông nghiệp  
I.1.1                            Đất trồng cây hàng năm      
I.1.1.1                         Đất trồng lúa 
-                                  Đất chuyên trồng lúa nước                                LUC  
-                                  Đất trồng lúa nước còn lại                                 LUK
-                                  Đất trồng lúa nương                                          LUN
I.1.1.2                         Đất cỏ dùng vào chăn nuôi                                COC
I.1.1.3                         Đất trồng cây hàng năm khác                           
-                                  Đất bằng trồng cây hàng năm khác                     BHK
-                                  Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác             NHK  
I.1.2                            Đất trồng cây lâu năm
I.1.2.1                         Đất trồng cây công nghiệp lâu năm                      LNC   
I.1.2.2                         Đất trồng cây ăn quả lâu năm                               LNQ
I.1.2.3                         Đất trồng cây lâu năm khác                                  LNK
I.2                               Đất lâm nghiệp
I.2.1                            Đất rừng sản xuất
I.2.1.1                         Đất có rừng tự nhiên sản xuất                              RSN
I.2.1.2                         Đất có rừng tự nhiên sản xuất                              RST
I.2.1.3                         Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất              RSK 
I.2.1.4                         Đất trồng rừng sản xuất                                        RSM
I.2.2                            Đất rừng phòng hộ
I.2.2.1                         Đất có rừng tự nhiên phòng hộ                             RPN
I.2.2.2                         Đất có rừng trồng phòng hộ                                  RPT
I.2.2.3                         Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ             RPK
I.2.2.4                         Đất trồng rừng phòng hộ                                       RPM
I.2.3                            Đất rừng đặc dụng 
I.2.3.1                         Đất có rừng tự nhiên đặc dụng                             RDN
I.2.3.2                         Đất có rừng trồn đặc dụng                                    RDT
I.2.3.3                         Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng             RDK
I.2.3.4                         Đất trồng rừng đặc dụng                                       RDM
I.3                               Đất nuôi trồng thủy sản
I.3.1                            Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn                   TSL
I.3.2                            Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt                        TSN
I.4                               Đất làm muối                                                          LMU
I.5                               Đất nông nghiệp khác                                            NKH
Bảng ký hiệu loại đất nông nghiệp theo Thông tư 55/2013/TT-BTNMT
Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất Batdongsan.com.vn cập nhật được thì hiện nay, Thông tư 55/2013/TT-BTNMT đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Theo thông tư mới nhất này thì bảng ký hiệu các loại đất được thể hiện trong bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính được rút gọn như sau:
STT                        Loại đất                                                            Mã
I                              NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1                             Đất chuyên trồng lúa nước                              LUC      
2                             Đất trồng lúa nước còn lại                               LUK 
3                             Đất lúa nương                                                  LUN
4                             Đất bằng trồng cây hàng năm khác                 BHK
5                             Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác        NHK  
6                             Đất trồng cây lâu năm                                      CLN      
7                             Đất rừng sản xuất                                            RSX   
8                             Đất rừng phòng hộ                                           RPH       
9                             Đất rừng đặc dụng                                           RDD
10                           Đất nuôi trồng thủy sản                                    NTS
11                           Đất làm muối                                                    LMU
12                           Đất nông nghiệp khác                                      NKH 
Bảng ký hiệu loại đất nông nghiệp theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT                                                                      

5. Có Nên Đầu Tư Vào Đất LNC Không?

Có thể nói, đây là loại đất khi đầu tư đúng thời điểm có thể mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đi kèm với đó cũng không tránh khỏi một số rủi ro có thể liên quan tới quyền chuyển nhượng hay quyền sử dụng.
Vì vậy, tốt nhất, bạn có thể xem xét các yếu tố sau trước khi quyết định đầu tư, mua bán đất LNC:
– Đất đó là được giao hay cho thuê và có còn hạn không.
– Nếu là dạng cho thuê đất thì người giao dịch với bạn có chính xác là người chủ, đứng tên ở trong hợp đồng hay không.
– Nếu muốn việc đầu tư mang lại lợi ích cao thì tốt nhất cần quan tâm, chú ý tới kế hoạch sử dụng đất hàng năm mà địa phương đã ban hành. Khi thửa đất ấy thuộc diện được phép chuyển đổi thành đất thổ cư, chắc chắn, nguồn lợi chúng mang lại là không nhỏ.
Đất thuộc diện có thể chuyển đổi thành thổ cư sẽ mang lại nguồn lợi cao

Với những chia sẻ trên, Datnengiatot.vn hy vọng phần nào đã giải đáp cho bạn thắc mắc LNC là đất gì cùng một vài kinh nghiệm sử dụng, đầu tư loại đất này. Độc giả đừng quên theo dõi tiếp các bài viết trên Datnengiatot.vn để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích, các chỉ dẫn mua bán, đầu tư bất động sản hiệu quả; hay các thông tin về tài chính, pháp lý, quy hoạch v.v…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến